Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 67
Tổng truy cập: 1338632
Câu truyện đau lòng của nhà truyền giáo
Câu truyện đau lòng của vị Truyền giáo
Cha Piô Ngô Phúc Hậu đã ghi trong Nhật Ký Truyền giáo câu truyện rất đau lòng sau đây:
Ông chín Kiểu, năm nay đã ngót nghét 70. Mỗi giờ dạy học xong, tôi thường ra quán nước của ông ngày trước cổng trường. Đã từ lâu nói chuyện vòng vo, hôm nay tôi muốn đi vào chính đề: - Nghe nói ông Chín có Đạo, phải không? - Ừa, hồi đó tôi theo đạo Chúa như cha. Nhưng tôi bỏ xưng tội mấy chục năm rồi. - Vậy thì Chúa nhật tới tôi mời ông Chín đi lễ nghe!
Câu nói của tôi như một tiếng sét làm rung chuyển trời đất! Ông Chín khóc rú lên! Hai dòng lệ tuôn trào. Hai môi giật giật như người động kinh Tôi hoảng sợ ngồi chết trân. Năm phút sau, ông Chín bình tĩnh và kể chuyện:
-Cha tôi đạo dòng, bỏ Hòa Thành xuống Cái Keo làm ăn. Con cái sinh ra đều lấy vợ lấy chồng ngoại đạo. Cha sở Hòa Thành phạt cha tôi không cho xưng tội rước lễ. Đến khi già yếu, biết mình không còn sống bao lâu nữa, nên ông đã chèo thuyền 30 cây số, từ đây lên đến Hòa Thành, chầu chực suốt Tuần Thánh, năn nỉ xin xưng tội rước lễ Tuần Thánh mà không được! Ông đành chèo thuyền trở về. Ông buồn rồi chết! Cha tôi chết không được chôn trong đất thánh!
Nói đến đây ông Chín lại khóc rú lên lần nữa. Ông mếu máo nói với giọng hằn học: "Cha tôi có làm điều gì thất đức đâu mà Hội Thánh đang tâm đày đọa ông đến độ già rồi mà vẫn còn bị xua đuổi. Chết rồi mà vẫn còn bị ghét bỏ!…
Bầu khí ngộp thở. Tôi cáo từ ra về mà lòng buồn man mác… Mấy hôm sau, tôi đến thăm ông chín Kiểu, hy vọng xoa dịu nỗi đau lòng của ông. Không ngờ, thấy trên cổ ông đã đeo tượng đức Phật sáng chói! Thế là xong! Lối vào đời ông đã bị chăng giây kẽm gai rồi! Ông đeo tượng Phật để quyết liệt từ chối trở về với Chúa? Ông đeo tượng đức Phật để cảnh cáo linh mục "Từ nay đừng khuyên tôi trở lại đạo nữa!…"
Sau mấy chục năm bị nỗi đau cắn xé, hôm nay ông Chín đã xổ ra được. Giờ nầy chắc ông đang ngủ ngon. Trong giấc mơ những ngón tay ông đang mân mê tượng đức Phật từ bi. Còn tôi, linh mục Truyền giáo, thì giờ này vẫn chưa ngủ được. Một nỗi đau ray rứt vừa xuất hiện và có lẽ nó sẽ còn tiếp tục cắn xé lương tâm mình suốt đời!! (Lời góp ý: Sao cha không cầu nguyện và ăn chay để nhẫn nại và lâu dài chinh phục ông Chín? Vì theo lời Chúa, cha đã biết: "Thứ quỉ này, chỉ có ăn chay và cầu nguyện mới trừ được" (Mt 17:21)
Cha Hậu kể tiếp, tôi lan man nghĩ đến câu chuyện tại một giáo điểm nọ. Bà Năm khuyến khích chồng con theo Đạo, còn bà thì cứ khất lần. Khi gặng hỏi mãi bà đành tiết lộ:
"Hồi tôi còn bé, trong xóm tôi nhiều người theo đạo lắm. Ông cha Tây dạy: Theo đạo thì phải dẹp bỏ bàn thờ ông bà. Sau ngày Rửa tội linh đình, ông cha đi thăm các gia đình mới theo đạo. Tới một gia đình nọ, vừa tới cửa, ông cha giậm chân bẹt bẹt, miệng la hét: Tại sao chưa dẹp cái bàn thờ kia? Ông cha nhất định không bước chân qua ngưỡng cửa , cho tới khi cái bàn thờ ông bà bị khiêng bỏ ra ngoài sân!…"
Vừa nghe đến đây, tôi cảm thấy cái vị đắng đắng trong miệng, nghẹn ngào ở cổ. Bây giờ tôi mới hiểu suốt được nỗi lòng của ông Chín. Ông là người con có hiếu. Vì thương cha, mà ông hận Giáo Hội Công giáo! Giáo Hội đâu có dạy cha sở Hòa Thành xử quá khắt khe nghiêm ngặt với một tội nhân như vậy? Chỉ có ông Chín mới hiểu được rằng cha ông không thể không cưới vợ gả chồng ngoại đạo cho con cái, bởi lẽ cha ông sống cô thân cô thế giữa một vùng chỉ có người ngoại. Chỉ có ông Chín mới cảm thấy được cái tủi hận của một ông lão già gần đất xa trời, mà không được xưng tội rước lễ. Chỉ có ông Chín mới cảm thấy nỗi xót xa đau đớn khi bị từ chối không được chôn cất cha mình trong đất thánh, nơi mà cha ông hằng mơ ước!
Cha sở sau khi quyết liệt từ chối không cho ông lão già xưng tội rước lễ thì lòng vẫn an vui? Và sau khi nhất mực từ chối không cho con cháu chôn cất cha ông mình trong đất thánh, thì lương tâm ngài vẫn bình thản?! Đó là Luật, Luật của Giáo Hội?!
Giáo Hội đã canh tân, ít là từ sau Công Đồng Vaticanô II. Hẳn là đường lối mục vụ ấy không thể tồn tại và áp đặt trên cánh đồng Truyền giáo VN. (NKTG tr 41-43).Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam