Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 67
Tổng truy cập: 1338639
Cầu nguyện và mì ăn liền
Cập nhật : 02-04-2009 |
Cầu Nguyện và mì ăn liền
Anh bạn trẻ đáp: - Thiên thần ơi, tiệm tạp hóa của ngài bán những món gì vậy? - Thiên thần trả lời: - Bất cứ món gì bạn muốn mua, tôi đều có cả. Anh bạn trẻ nghi ngờ: - Ngài nói thật đấy chứ? Thiên thần: - Bạn cứ thử mua xem. Thế là anh bạn trẻ kia lấy trong túi ra một cái list thật dài những món hàng anh ta muốn mua: Nhìn thấy cái list thật dài thòng của bạn trẻ, thiên thần vội ngắt lời: - Xin lỗi anh bạn, ở đây tôi bán tất cả hạt giống, nếu chịu khó đem về trồng có thể sinh hoa quả. Ở đây tôi không bán hàng theo kiểu mì ăn liền như thế. Thiên Chúa không phải là nhà bank sẵn tiền cho chúng ta rút, không phải là tiệm tạp hóa bán mì ăn liền như anh bạn trẻ trên tưởng. Câu chuyện trên chỉ là tưởng tượng nhưng nó phản ảnh thật trung thực lối cầu nguyện của nhiều người chúng ta. Cầu nguyện như một hình thức năn nỉ đòi hỏi cho được cái này, cái kia mà chúng ta không cần phải tốn công nhọc sức xây dựng nên. Cầu nguyện kiểu đó là cầu nguyện kiểu mì ăn liền. Khi cầu nguyện chúng ta muốn dâng lên Chúa những ưu tư lo lắng phiền muộn, những ước ao nguyện vọng, những buồn vui tủi nhục của kiếp sống con người. Chúng ta như muốn trút lòng mình ra, muốn tâm sự, mong ai đó lắng nghe, thông cảm và hiểu cho lòng mình. Chúa như một người cha, người mẹ, chỉ cần nhìn đứa con của mình là biết được nó cần gì, không cần chờ nó phải mở miệng xin xỏ. Và cũng như một người cha, người mẹ khôn ngoan, Thiên Chúa ban cho chúng ta điều chúng ta CẦN, chứ chưa chắc Ngài ban cho chúng ta điều chúng ta HAM MUỐN. Bởi vì trong cuộc đời này, điều mà chúng ta ham muốn thì bất tận lắm. Chúng ta ham muốn những đều mà chưa chắc chúng ta cần đến, mà không chừng còn có hại cho chính mình cũng như cho gia đình và xã hội nữa. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, tham sân si là cội nguồn gây ra biết bao đau khổ. Tiếc thay, tuy là biết vậy nhưng tham sân si vẫn là cái thùng không đáy, và đau khổ của con người cũng vì thế mà trở nên bất tận. Biết bao nhiêu là sách vở trường phái chỉ dẫn về cách thức cầu nguyện, nhưng tôi vẫn thích nhất là câu định nghĩa đơn sơ về cầu nguyện khi học lớp giáo lý vỡ lòng, cầu nguyện là hướng lòng mình lên để kết hợp với Chúa, chỉ có đơn giản thế thôi. Ðức Giêsu chẳng đã từng dạy môn đệ của Ngài, khi chúng con cầu nguyện, chớ có nhiều lời, vì Cha chúng con Ðấng ở trên trời, người thấu suốt mọi chuyện, Người sẽ ban cho chúng con điều chúng con cần ngay cả trước khi chúng con mở miệng xin (Mt 6:5-15). Vì thế cầu nguyện không còn là một việc năn nỉ xin xỏ, mà là sự biểu lộ của một niềm tin tuyệt đối vào Ðấng thương yêu chúng ta như người cha mẹ biết thương yêu con cái mình. Nếu hiểu cầu nguyện là hướng lòng mình lên cùng Chúa thì lúc nào chúng ta cũng có thể cầu nguyện được. Khi ăn uống nghỉ ngơi, khi làm việc vui chơi, chúng ta luôn ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa ở môi trường và ở trong những người xung quanh chúng ta, như thế là chúng ta đã cầu ngưyện rồi. Việc gì chúng ta phải lắm ngôn từ. Trong ngôn ngữ nhà Phật, tôi thích hai chữ Chánh Niệm (mindfulness), sống trong chánh niệm làø sống hết mình trong giây phút hiện tại (living in mindfulness of the very present moment) . Tuy nhiên, đối với người Kitô hữu, giây phút hiện tại là giây phút của Thiên Chúa. Trong tiếng Anh, danh từ hiện tại (present) cũng còn có nghĩa là món quà(present or gift). Cũng vậy, khi người Kitô hữu cầu nguyện là chúng ta sống hết mình trong giây phút hiện tại, món quà duy nhất Thiên Chúa trao ban cho chúng ta ngay lúc đó. Cho nên, sống hết mình trong giây phút hiện tại cũng là sự biểu lộ lòng biết ơn của chúng ta đối với Thiên Chúa. Không có lời cầu nguyện nào đẹp và ý nghĩa hơn lời cầu nguyện mà chính Ðức Giêsu đã dạy cho các môn đệ của Ngài, đó là kinh Lạy Cha. Trước hết là hướng lòng mình về với Chúa nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến rồi mới đề cập đến những nhu cầu thiết thực như: lương thực hằng ngày dùng đủ, xin sự tha thứ, xin cho được bình an khỏi mọi sự dữ. Nếu hiểu được cầu nguyện là như vậy, chúng ta sẽ không còn coi việc cầu nguyện với Chúa là một thứ mì ăn liền, làm sẵn, không tốn công phí sức, là nằm ở gốc cây sung chờ sung rụng. Suutam |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam