Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 39
Tổng truy cập: 1338939
Căn nhà vị kỷ
Căn Nhà Vị Kỷ
Ðinh Trung Hòa, SJ
Nghe nói nhà kia hạnh phúc lắm, vợ chồng thuận hoà đầm ấm, ta tới xem. Tới đây, thấy thật là nơi tình yêu tràn đầy, sung mãn. Tình yêu tinh khiết, sáng trắng lan toả, xuyên thấm đến mọi người trong nhà. Dễ chịu vô cùng! Mọi người trong nhà tươi tắn, xinh đẹp, dễ mến. Cây cỏ quanh nhà xanh tươi, đầy sức sống. Người đi ngoài ngõ cũng khoan khoái vui lây.
Bây giờ ta rời căn nhà tình yêu, rồi bắt đầu ra đi. Càng đi xa, ta đến những nơi có tình yêu pha lẫn với những chất liệu khác. Ở nhà kia có tình yêu pha lẫn ghen tương, sắc lục hắc ám. Hơi bắt đầu khó chịu một chút. Dưới mái nhà đó có tình yêu pha lẫn kiềm chế, độc tài, không khí xám xanh, ngột ngạt. Thấy thật khó thở. Nơi nọ tình yêu thoi thóp trong những tiếng cấu xé, dằn vặt lẫn nhau, màu vàng chát chúa. Mệt mỏi và ngao ngán. Mong trở về với căn nhà tình yêu ban đầu vô cùng!
Ðang đi, bỗng thấy một căn nhà đen ngòm. Nơi đây tuyệt đối không có chút bóng dáng của tình yêu. Những người ở đây chỉ biết đòi hỏi, và không bao giờ biết cám ơn người khác. Ông chồng chỉ sống cho mình, và bắt mọi người phải phục vụ cho những nhu cầu của mình. Ông không biết ơn, cũng không biết cảm thông với người khác. Ông chỉ biết có một điều: đòi hỏi và đòi hỏi. Vợ con ông dù có tận lực cố gắng cách mấy, ông cũng không bao giờ cho là đủ. Ông thường xuyên rầy la, gắt gỏng. Ði làm về chưa có cơm dọn ra, ông gắt gỏng. Canh đem ra không nóng, ông la rầy. Lâu lâu ông lại nóng giận quát mắng, có khi đánh đập vợ con. Ông buông thả theo cơn nóng giận và tàn nhẫn với vợ con. Người trong nhà này có tính tự tôn, coi mình là hay nhất, khéo nhất, không ai bằng mình. Họ lại có tính ghen tương, đố kỵ khi người khác được quý trọng hơn họ. Họ hay tích chứa thù oán trong bụng, và giận lâu. Họ không tin ai, nhưng luôn luôn nghi ngờ và phán xét mọi người. Họ không biết cám ơn, và cũng không bao giờ xin lỗi ai, vì họ luôn luôn cho mình là đúng, là hay, là nhất. Ðây là thế giới của VỊ KỶ, nơi hoàn toàn thiếu vắng tình yêu thương. Khói đen của dằn vặt, trách móc, bất mãn, đe doạ thốc vào mắt, vào miệng cay xè, đắng chát. Cả gia đình bầm dập tả tơi. Con cái xanh xao, sợ sệt, chỉ mong sớm đến ngày dọn ra ở chỗ khác, xa bố mẹ. Cây cỏ đen đúa, cháy xém. Kẻ đi ngoài ngõ cũng ngao ngán tránh xa.
Vội bước tránh xa căn nhà ấy, đi một quãng, mới thấy không phải chỉ có một căn, nhưng rất nhiều căn nhà khác bốc khói đen vị kỷ như thế. Cũng có căn không phải ông chồng, nhưng là bà vợ nhả khói đen vị kỷ. Bà luôn miệng cằn nhằn, chê bai, đay nghiến chồng con. Bà không biết cảm thông, nhưng đòi hỏi đủ thứ, và không bao giờ biết nói tiếng cám ơn. Không khí ở đây cũng ngột ngạt, khó thở không khác căn nhà vị kỷ vừa đi qua.
Ðâu có tình yêu, ở đấy có Thiên Chúa. Căn nhà tình yêu kia đầy ắp Thiên Chúa. Mọi người sống cho nhau và cho Thiên Chúa. Lời cầu nguyện nuôi dưỡng tình yêu vì nó nối kết con người với Thiên Chúa của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa xuyên thấm qua mọi lời nói, cử chỉ, hành động của con cái Thiên Chúa, lan toả đến mọi người xung quanh. Trái lại, căn nhà vị kỷ không có chút tình yêu, và cũng vắng bóng Thiên Chúa. Nơi đó, con người tự tôn sùng chính mình, đặt mình lên bàn thờ. Khi con người tự cao, và cho mình uy quyền tuyệt đối, Thiên Chúa không còn chỗ đứng. Ngài lặng lẽ ra đi.
Tính vị kỷ chính là kẻ thù lớn nhất của tình yêu. Khi rơi vào tâm trạng này, con người cho mình là trung tâm vũ trụ. Họ đòi hỏi người khác phải tận lực phục vụ mình. Không phải chỉ phục vụ một ngày, hay một tuần, nhưng phục vụ mãi mãi. Ý kiến của mình phải là ý kiến độc tôn, không ai được phê bình, chê bai. Uy quyền của mình phải là uy quyền tuyệt đối, không ai được phép chỉ trích, coi thường. Họ luôn luôn cho mình là đúng, và không bao giờ nhận lỗi, hay xin lỗi ai.
Khổ một nỗi, nhiều người mang căn bệnh này nhưng không hay biết. Tính vị kỷ như bướu ung thư âm thầm lớn lên, xâm chiếm và tàn phá tất cả những gì tốt đẹp của con người. Ngặt một nỗi, người có bệnh không biết rằng mình mang trọng bệnh! Họ cứ cho rằng mình tốt lành nhân đức, đáng làm mẫu mực cho mọi người. Họ cho rằng phải độc đoán, áp đặt như họ mới là người có lập trường. Họ nghĩ rằng phải tỏ ra uy quyền mới là người có bản lãnh, mới hướng dẫn được gia đình. Họ tưởng rằng những đòi hỏi thường xuyên của họ là một điều đương nhiên, vì mọi người có bổn phận phải phục vụ họ. Họ cô đơn. Họ cho rằng mình chẳng cần ai, mặc dù họ lệ thuộc rất nhiều người. Gia đình họ xào sáo tả tơi, nhưng họ đổ lỗi hết cho người khác: vì vợ con không tùng phục họ nên gia đình mới thiếu đầm ấm, thuận hoà. Hay vì chồng họ kém cỏi, ương ngạnh, nên hôn nhân mới thiếu hoà hợp, cảm thông.
Có hai dấu hiệu rất rõ của một con người vị kỷ: họ không biết cám ơn ai, và không xin lỗi ai bao giờ.
Vì lý do đó, các khóa thăng tiến hôn nhân thường tạo cho vợ chồng có cơ hội cám ơn, và xin lỗi nhau. Khi người vợ cám ơn chồng thật lòng, chị vượt ra khỏi não trạng vị kỷ, chỉ biết đòi hỏi và chê bai chồng. Khi chồng chân thành xin lỗi vợ, anh nhìn nhận mình đã có những sai quấy, và từ từ bớt đi tính độc đoán do lòng vị kỷ gây ra.
Biết bao người đã đi quá xa và quá lâu, không sao biết được đường về căn nhà tình yêu. Nhiều người không biết mình đang ở đâu, chỉ thấy khao khát tìm lại được tình yêu đầm ấm, thân thiết ngày nào. Làm sao tìm được sự gần gũi khắng khít mà lòng mình luôn ao ước? Nếu tính vị kỷ là vết ung thư lan tràn phá huỷ tình yêu, thì lời xin lỗi chính là phương thuốc giải trừ lòng vị kỷ. Xin lỗi là từ bỏ uy quyền độc tôn và nhìn nhận mình cần người khác. Xin lỗi là chấm dứt việc đổ lỗi và tự biện hộ cho việc sai quấy của mình. Xin lỗi là nhìn nhận người bạn đời của mình có phẩm giá, có nhân vị ngang hàng với mình, không phải để mình tiếp tục xỉ nhục và chà đạp.
Xin lỗi là nhận mình cần thay đổi. Thay đổi không phải là yếu ớt. Thay đổi là dấu hiệu mình còn sống. Sống là thay đổi. Người sống cần thay đổi nhiều, thay đổi mãi để trở nên tốt hơn. Chỉ có người chết, cứng ngắc là không thay đổi.
Bước đầu tiên tìm về tình yêu chân thật bắt đầu bằng bốn chữ kỳ diệu này: ‘Anh xin lỗi em!’
Ðinh Trung Hòa, SJ
Nghe nói nhà kia hạnh phúc lắm, vợ chồng thuận hoà đầm ấm, ta tới xem. Tới đây, thấy thật là nơi tình yêu tràn đầy, sung mãn. Tình yêu tinh khiết, sáng trắng lan toả, xuyên thấm đến mọi người trong nhà. Dễ chịu vô cùng! Mọi người trong nhà tươi tắn, xinh đẹp, dễ mến. Cây cỏ quanh nhà xanh tươi, đầy sức sống. Người đi ngoài ngõ cũng khoan khoái vui lây.
Bây giờ ta rời căn nhà tình yêu, rồi bắt đầu ra đi. Càng đi xa, ta đến những nơi có tình yêu pha lẫn với những chất liệu khác. Ở nhà kia có tình yêu pha lẫn ghen tương, sắc lục hắc ám. Hơi bắt đầu khó chịu một chút. Dưới mái nhà đó có tình yêu pha lẫn kiềm chế, độc tài, không khí xám xanh, ngột ngạt. Thấy thật khó thở. Nơi nọ tình yêu thoi thóp trong những tiếng cấu xé, dằn vặt lẫn nhau, màu vàng chát chúa. Mệt mỏi và ngao ngán. Mong trở về với căn nhà tình yêu ban đầu vô cùng!
Ðang đi, bỗng thấy một căn nhà đen ngòm. Nơi đây tuyệt đối không có chút bóng dáng của tình yêu. Những người ở đây chỉ biết đòi hỏi, và không bao giờ biết cám ơn người khác. Ông chồng chỉ sống cho mình, và bắt mọi người phải phục vụ cho những nhu cầu của mình. Ông không biết ơn, cũng không biết cảm thông với người khác. Ông chỉ biết có một điều: đòi hỏi và đòi hỏi. Vợ con ông dù có tận lực cố gắng cách mấy, ông cũng không bao giờ cho là đủ. Ông thường xuyên rầy la, gắt gỏng. Ði làm về chưa có cơm dọn ra, ông gắt gỏng. Canh đem ra không nóng, ông la rầy. Lâu lâu ông lại nóng giận quát mắng, có khi đánh đập vợ con. Ông buông thả theo cơn nóng giận và tàn nhẫn với vợ con. Người trong nhà này có tính tự tôn, coi mình là hay nhất, khéo nhất, không ai bằng mình. Họ lại có tính ghen tương, đố kỵ khi người khác được quý trọng hơn họ. Họ hay tích chứa thù oán trong bụng, và giận lâu. Họ không tin ai, nhưng luôn luôn nghi ngờ và phán xét mọi người. Họ không biết cám ơn, và cũng không bao giờ xin lỗi ai, vì họ luôn luôn cho mình là đúng, là hay, là nhất. Ðây là thế giới của VỊ KỶ, nơi hoàn toàn thiếu vắng tình yêu thương. Khói đen của dằn vặt, trách móc, bất mãn, đe doạ thốc vào mắt, vào miệng cay xè, đắng chát. Cả gia đình bầm dập tả tơi. Con cái xanh xao, sợ sệt, chỉ mong sớm đến ngày dọn ra ở chỗ khác, xa bố mẹ. Cây cỏ đen đúa, cháy xém. Kẻ đi ngoài ngõ cũng ngao ngán tránh xa.
Vội bước tránh xa căn nhà ấy, đi một quãng, mới thấy không phải chỉ có một căn, nhưng rất nhiều căn nhà khác bốc khói đen vị kỷ như thế. Cũng có căn không phải ông chồng, nhưng là bà vợ nhả khói đen vị kỷ. Bà luôn miệng cằn nhằn, chê bai, đay nghiến chồng con. Bà không biết cảm thông, nhưng đòi hỏi đủ thứ, và không bao giờ biết nói tiếng cám ơn. Không khí ở đây cũng ngột ngạt, khó thở không khác căn nhà vị kỷ vừa đi qua.
Ðâu có tình yêu, ở đấy có Thiên Chúa. Căn nhà tình yêu kia đầy ắp Thiên Chúa. Mọi người sống cho nhau và cho Thiên Chúa. Lời cầu nguyện nuôi dưỡng tình yêu vì nó nối kết con người với Thiên Chúa của tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa xuyên thấm qua mọi lời nói, cử chỉ, hành động của con cái Thiên Chúa, lan toả đến mọi người xung quanh. Trái lại, căn nhà vị kỷ không có chút tình yêu, và cũng vắng bóng Thiên Chúa. Nơi đó, con người tự tôn sùng chính mình, đặt mình lên bàn thờ. Khi con người tự cao, và cho mình uy quyền tuyệt đối, Thiên Chúa không còn chỗ đứng. Ngài lặng lẽ ra đi.
Tính vị kỷ chính là kẻ thù lớn nhất của tình yêu. Khi rơi vào tâm trạng này, con người cho mình là trung tâm vũ trụ. Họ đòi hỏi người khác phải tận lực phục vụ mình. Không phải chỉ phục vụ một ngày, hay một tuần, nhưng phục vụ mãi mãi. Ý kiến của mình phải là ý kiến độc tôn, không ai được phê bình, chê bai. Uy quyền của mình phải là uy quyền tuyệt đối, không ai được phép chỉ trích, coi thường. Họ luôn luôn cho mình là đúng, và không bao giờ nhận lỗi, hay xin lỗi ai.
Khổ một nỗi, nhiều người mang căn bệnh này nhưng không hay biết. Tính vị kỷ như bướu ung thư âm thầm lớn lên, xâm chiếm và tàn phá tất cả những gì tốt đẹp của con người. Ngặt một nỗi, người có bệnh không biết rằng mình mang trọng bệnh! Họ cứ cho rằng mình tốt lành nhân đức, đáng làm mẫu mực cho mọi người. Họ cho rằng phải độc đoán, áp đặt như họ mới là người có lập trường. Họ nghĩ rằng phải tỏ ra uy quyền mới là người có bản lãnh, mới hướng dẫn được gia đình. Họ tưởng rằng những đòi hỏi thường xuyên của họ là một điều đương nhiên, vì mọi người có bổn phận phải phục vụ họ. Họ cô đơn. Họ cho rằng mình chẳng cần ai, mặc dù họ lệ thuộc rất nhiều người. Gia đình họ xào sáo tả tơi, nhưng họ đổ lỗi hết cho người khác: vì vợ con không tùng phục họ nên gia đình mới thiếu đầm ấm, thuận hoà. Hay vì chồng họ kém cỏi, ương ngạnh, nên hôn nhân mới thiếu hoà hợp, cảm thông.
Có hai dấu hiệu rất rõ của một con người vị kỷ: họ không biết cám ơn ai, và không xin lỗi ai bao giờ.
Vì lý do đó, các khóa thăng tiến hôn nhân thường tạo cho vợ chồng có cơ hội cám ơn, và xin lỗi nhau. Khi người vợ cám ơn chồng thật lòng, chị vượt ra khỏi não trạng vị kỷ, chỉ biết đòi hỏi và chê bai chồng. Khi chồng chân thành xin lỗi vợ, anh nhìn nhận mình đã có những sai quấy, và từ từ bớt đi tính độc đoán do lòng vị kỷ gây ra.
Biết bao người đã đi quá xa và quá lâu, không sao biết được đường về căn nhà tình yêu. Nhiều người không biết mình đang ở đâu, chỉ thấy khao khát tìm lại được tình yêu đầm ấm, thân thiết ngày nào. Làm sao tìm được sự gần gũi khắng khít mà lòng mình luôn ao ước? Nếu tính vị kỷ là vết ung thư lan tràn phá huỷ tình yêu, thì lời xin lỗi chính là phương thuốc giải trừ lòng vị kỷ. Xin lỗi là từ bỏ uy quyền độc tôn và nhìn nhận mình cần người khác. Xin lỗi là chấm dứt việc đổ lỗi và tự biện hộ cho việc sai quấy của mình. Xin lỗi là nhìn nhận người bạn đời của mình có phẩm giá, có nhân vị ngang hàng với mình, không phải để mình tiếp tục xỉ nhục và chà đạp.
Xin lỗi là nhận mình cần thay đổi. Thay đổi không phải là yếu ớt. Thay đổi là dấu hiệu mình còn sống. Sống là thay đổi. Người sống cần thay đổi nhiều, thay đổi mãi để trở nên tốt hơn. Chỉ có người chết, cứng ngắc là không thay đổi.
Bước đầu tiên tìm về tình yêu chân thật bắt đầu bằng bốn chữ kỳ diệu này: ‘Anh xin lỗi em!’
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam