Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 52
Tổng truy cập: 1338486
Bí tích Thống hối và Giao hòa
CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH
Chúng ta nhận được sự sống mới của Đức Kitô nhờ các bí tích khai tâm Kitô giáo. Nhưng sự sống này được chứa “trong những bình sành” (2 Cr 4, 7) và đang tiềm tàng với Đức Kitô trong Thiên Chúa” (Cl 3, 3). Chúng ta hiện sống trong “ngôi nhà dưới đất” (2Cr 5, 1), phải chịu khổ đau, bệnh tật và phải chết. Đời sống mới, tức là đời sống của con cái Thiên Chúa, có thể bị tội lỗi làm suy giảm hoặc hủy diệt.
Chúa Giêsu Kitô là thầy thuốc chữa lành linh hồn và thể xác chúng ta. Người đã từng tha tội và phục hồi sức khoẻ thể xác cho người bại liệt (x. Mc 2,1-12). Người muốn Giáo hội, nhờ quyền năng Thánh Thần, tiếp tục công cuộc chữa lành và cứu độ. Các chi thể của Giáo hội rất cần điều này. Đó là mục đích của hai bí tích chữa lành : bí tích Thống Hối và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Bài 16 Bí tích Thống hối và Giao hòa Chiều ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ và nói : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
Có một bí tích riêng để tha những tội người tín hữu phạm sau khi đã được thanh tẩy. Bí tích này được gọi là bí tích Hoán cải hay Xưng tội, Thống hối hay Giao hòa.
Ai phạm tội là xúc phạm đến danh dự và tình yêu của Thiên Chúa, làm tổn thương chính phẩm giá của mình là Con Thiên Chúa và phương hại đến đời sống thiêng liêng của Giáo hội mà mỗi Kitô hữu phải là viên đá sống động.
Trên bình diện đức tin, không có gì xấu hơn tội lỗi, không có hậu quả nào thảm hại hơn hậu quả do tội gây ra cho chính tội nhân, cho Giáo hội và cho cả thế giới.
Tội ngăn cản con người hiệp thông với Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa giàu lòng thương xót và chăm lo cho phần rỗi con người, ban ơn giúp tội nhân trở về hiệp thông với Người. Chúng ta phải cầu xin ơn quý trọng này cho chính mình và cho anh em.
Bài 16. Bí tích Thống hối và Giao hòa
I. Tên gọi
1. Bí tích Hoán cải : Tội lỗi đã làm con người lìa xa Thiên Chúa, nhưng bí tích này thực hiện lời Chúa Giêsu kêu gọi tội nhân hoán cải (x. Mc 1,15) để trở về với Chúa Cha (x. Lc 15, 18).
2. Bí tích Thống hối, vì xác định một tiến trình cho tội nhân hoán cải, ăn năn và đền tội, cả về phương diện cá nhân lẫn phương diện Giáo hội.
3. Bí tích Thú tội : Việc thú nhận xưng tội với linh mục là một yếu tố thiết yếu của bí tích này. Theo một nghĩa sâu xa hơn, bí tích này cũng là một việc “tuyên xưng”, tức là nhìn nhận và ca ngợi Thiên Chúa thánh thiện và giàu lòng thương xót đối với tội nhân.
4. Bí tích Tha tội (giải tội), vì nhờ lời xá giải của linh mục, Thiên Chúa ban cho tội nhân ơn “tha thứ và bình an” (x. OP, công thức giải tội).
5. Bí tích Giao hòa, vì ban cho tội nhân ơn giao hòa của Thiên Chúa “anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa” (2 Cr 5, 20). Ai cảm nhận được tình yêu thương xót của Thiên Chúa, sẽ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi : “Hãy đi làm hòa với anh em ngươi đã” (Mt 5, 24).
II. Thực hành
Bí tích Thống Hối gồm ba việc hối nhân phải làm và việc giải tội của linh mục. Ba việc của hối nhân là : thống hối, thú tội với linh mục, quyết tâm làm việc đền tội và đền bù các thiệt hại do tội gây ra.
1. Thống hối (hay ăn năn tội) phải do động lực đức tin thúc đẩy. Nếu thống hối vì lòng mến Chúa, đó là ăn năn tội “cách trọn”. Nếu vì những lý do khác, thì được gọi là ăn năn tội “cách chẳng trọn”.
2. Tội nhân muốn giao hòa với Thiên Chúa và Giáo hội, phải xưng cùng linh mục tất cả những tội trọng chưa xưng thú và nhớ được sau khi đã xét mình kỹ lưỡng. Giáo hội tha thiết khuyên xưng các tội nhẹ, mặc dù điều đó không buộc.
3. Cha giải tội chỉ định việc “đền tội” cho hối nhân để đền bù những thiệt hại do tội gây ra và giúp họ trở lại với nếp sống của người môn đệ Đức Kitô.
Chỉ các linh mục được Giáo hội ban năng quyền giải tội, mới có thể tha tội nhân danh Đức Kitô.
III. Hiệu quả thiêng liêng của bí tích Thống hối
- Giao hòa với Thiên Chúa, nhờ đó hối nhân lại được ân nghĩa với Chúa;
- Giao hòa với Giáo hội;
- tha hình phạt đời đời đáng chịu vì tội trọng;
- tha, ít là một phần, các hình phạt tạm do tội;
- lương tâm được bình an thư thái và được an ủi thiêng liêng;
- tăng cường sức mạnh thiêng liêng cho người Kitô hữu để họ chiến đấu.
Bình thường xưng tội cá nhân và xưng hết các tội trọng, sau đó linh mục giải tội, là cách thức duy nhất để tội nhân giao hòa với Thiên Chúa và Giáo hội.
IV. Tại sao cần bí tích giao hòa sau khi đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy?
“Anh em đã được tẩy rửa, được thánh hóa, được nên công chính nhờ danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Thánh Thần Thiên Chúa” (1Cr 6, 11). Phải ý thức hồng ân Thiên Chúa ban trong các bí tích khai tâm Kitô giáo lớn lao thế nào, mới hiểu được tội lỗi không có chỗ đứng nơi người đã “mặc lấy Chúa Kitô” (Gl 3, 27). Nhưng thánh Gioan tông đồ đã nói: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội thì chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1 Ga 1, 8). Chính Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện : “Xin tha tội chúng con” (Lc 11, 4). Người liên kết việc chúng ta tha thứ cho nhau với việc Thiên Chúa tha tội cho chúng ta.
Khi hoán cải trở về với Đức Kitô, tái sinh trong bí tích Thánh Tẩy, nhận lãnh hồng ân Thánh Thần, rước Mình và Máu Chúa Kitô làm của ăn của uống, chúng ta trở nên “tinh tuyền thánh thiện trước mặt Người” (Ep 1, 4), như chính Giáo hội, Hiền Thê của Người, cũng “thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Người” (Ep 5, 27). Tuy nhiên, đời sống mới chúng ta nhận được trong các bí tích khai tâm không tiêu hủy sự mỏng giòn và yếu đuối của bản tính nhân loại, cũng như sự hướng chiều theo tội lỗi mà truyền thống vẫn gọi là vật dục. Thiên Chúa để cho xu hướng này tồn tại nơi người chịu bí tích Thánh Tẩy để với ơn Chúa giúp họ có cơ hội chiến đấu trong đời sống Kitô hữu. Mục đích cuộc chiến đấu này là hoán cải để đạt tới sự thánh thiện và sự sống vĩnh cửu mà Chúa hằng mời gọi.
V. Những hình thức thống hối trong đời sống Kitô hữu
Thống hối nội tâm của người Kitô hữu có thể được diễn tả bằng nhiều cách. Kinh Thánh và các giáo phụ nhấn mạnh nhất ba hình thức: giữ chay, cầu nguyện và bố thí (x. Tb 12, 8; Mt 6,1-18). Đây là những cách diễn tả sự hoán cải đối với bản thân, đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Bên cạnh sự hoán cải triệt để thực hiện qua bí tích Thánh Tẩy hoặc tử đạo, các ngài còn kể đến những phương thế để xin Chúa tha thứ tội lỗi : cố gắng giao hoà với anh em, nước mắt thống hối, lo lắng đến phần rỗi tha nhân (x. Gc 5, 20), khẩn cầu các thánh và thực hành bác ái -"vì tình yêu che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4, 8). Trong đời sống hằng ngày, việc hoán cải được thể hiện qua những hành vi giao hoà, lo lắng cho người nghèo, thực thi cũng như bảo vệ công lý và công bình (x. Am 5, 24; Is 1, 17) bằng việc thú tội, sửa lỗi cho nhau, xét lại cách sống, xét mình, linh hướng, chấp nhận đau khổ, kiên trì khi bị bách hại vì lẽ công chính. Vác thánh giá mỗi ngày và bước theo Chúa Giêsu là con đường thống hối chắc chắn nhất (x. Lc 9, 23).
Mùa Chay, mỗi thứ sáu tưởng nhớ Chúa chịu chết, là những thời điểm đặc biệt để Giáo hội thực hành thống hối. Đây là thời gian đặc biệt thích hợp để tĩnh tâm, cử hành phụng vụ thống hối, để hành hương thống hối, tự nguyện hãm mình như giữ chay và bố thí, chia sẻ huynh đệ (công tác từ thiện và truyền giáo).Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam