Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 32

Tổng truy cập: 1338924

Bí quyết xây dựng hạnh phúc

Bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình

 

I Hạnh phúc: niềm ước mơ và nỗi khát vọng của con người.

Hạnh phúc là một nhu cầu cần thiết và cao đẹp của nhân loại, nhưng nó cũng lại là nỗi bất hạnh của con người khi không tìm được hạnh phúc cho mình trong cuộc sống, hay nhiều khi chính mình lại đánh mất đi hạnh phúc của mình. Cách riêng những ai sống trong đời sống hôn nhân gia đình, đều khao khát và mong muốn cho mình có được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống đó. Vậy đâu là hạnh phúc đích thật của hôn nhân. Và hôn nhân có hạnh phúc hay bất hạnh.

1        Hạnh phúc của hôn nhân :

+ Đó là hạnh phúc tình yêu của những kẻ đang yêu nhau, sắp bước vào hôn nhân.

+ Hạnh phúc của các cặp vợ chồng trẻ vừa mới cưới nhau, được sống gần nhau theo ước muốn của tình yêu.

+ Hạnh phúc của những vợ chồng đã gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống gia đình: Tiền tài, danh vọng, sự nghiệp, vợ đẹp con ngoan, vợ chồng tâm đầu ý hợp.

2        Bất hạnh trong hôn nhân :

+ Hôn nhân không tình yêu: cưới nhau không vì tình yêu, nhưng vì bị ép buộc hoặc do những động cơ không chính đáng.

+ Sau khi cưới mới thấy sự khác biệt về tính tình, tâm sinh lý, quan điểm, sở thích, kiến thưc, mà không thể dung hòa được.

+ Vợ chồng không còn yêu nhau sau vài năm kết hôn, nhưng họ vẫn phải sống với nhau vì đạo đức ràng buộc, vì con cái, vì danh dự.

+ Vợ chồng thay lòng đổi dạ hay có cuộc sống ích kỷ, vợ chồng không quan tâm lo lắng chăm sóc nhau, ngoại trừ việc chăn gối.

+ Bất hòa vì quá nghèo túng thường thiếu trước hụt sau, không có phương tiện sinh sống: đất đai, nhà cửa, phải ở chung với bố mẹ.

+ Vợ chồng rơi vào những tệ đoan của xã hội như tứ đổ tường hay có cuộc sống khác tôn giáo, rối rắm, sống khô khan, bỏ đạo...

 

II. Thực trạng bi đát cho các gia đình hiện nay:

1          Loại gia đình đau khổ và tan vỡ: do sự đối xử tàn nhẫn vô trách nhiệm của vợ chồng.

2          Loại gia đình hạnh phúc giả tạo: bề ngoài thấy rất hạnh phúc nhưng bên trong là chiến tranh lạnh, là hỏa ngục tại thế.

3          Loại gia đình thiếu hạnh phúc: vì quá khó khăn về kinh tế, thiếu hạnh phúc vì con cái, không hòa hợp tình cảm tâm lý...

4          Loại gia đình hay xung đột: xung đột dễ thương, xung đột nội bộ, xung đột bùng nổ, xung đột hận thù.

 

III. Những kiến thức cần có cho việc xây dựng hạnh phúc:

1         Kiến thức về sự sai biệt trong phát triển tự nhiên về tâm sinh lý nơi phái nam và phái nữ.

2         Các dạng thức của tình yêu :

+ Tình yêu lần đầu: thiếu kinh nghiệm, thiếu ý thức tâm lý, còn non nớt bốc đồng nên rất dễ tan vỡ.

+ Tình yêu có kinh nghiệm: người ta có thể yêu nhiều lần và qua nhiều người, nhưng người đó vẫn có được tình yêu thực sự chân thành, chín chắn vì đã có được bề dầy kinh nghiệm.

+ Tình yêu đối với người thứ ba (ngoại tình) trong tư tưởng và hành động đều gây đau khổ, bị Giáo hội và xã hội lên án.

3         Bản chất của tình yêu :

+ Thương nhau chân thực: lo lắng chăm sóc cho nhau, sống cho nhau, hy sinh vì nhau, sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho nhau

+ Có sự thân thiết gắn bó hòa hợp và tôn trọng giữa hai người: muốn được ở bên nhau, mong được tỏ tình yêu thương và âu yếm nhau, có những rung cảm yêu thương về sinh lý, muốn nên một với nhau cả xác lẫn hồn.

4         Các yếu tố liên quan đến cuộc sống hạnh phúc :

+ Hòa hợp tâm sinh lý: hiểu biết về tính tình, thói quen, quan niệm, trình độ kiến thức đạo đời và đời sống vợ chồng.

+ Đời sống đạo đức để chấp thuận, để chịu đựng mọi khó khăn thử thách và chung thủy với nhau cho đến trọn đời.

+ Biết cách cư xử tế nhị khéo léo lịch sự và có đạo đức từ trong tư tưởng tới lời nói và đến hành động với nhau, để tạo tình yêu và hạnh phúc.

 

IV. Bí quyết xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

1. Cầu nguyện: vợ chồng không bao giờ quên sót bổn phận thiêng liêng là phải luôn nhớ đến nhau trong lời cầu nguyện hằng ngày, để xin Chúa ban ơn giúp sức hầu có thể chu toàn bổn phận của mình đối với gia đình, với xã hội, với Chúa và với tha thân.

2. Yêu thương và tôn trọng nhau: tránh đánh đập, hành hạ, mạt sát, khinh thường nhau, cũng không có quyền lục lọi khám xét nhau. Cần bình đẳng trong quan niệm và trong hành động.

3. Quan tâm giúp đỡ và chăm sóc nhau: đó là dấu hiệu của tình yêu thương chân thành. Cần lưu tâm đến nhu cầu và đời sống của nhau trong những công việc thường ngày.

4. Nói với nhau những lời ngọt ngào: Vợ chồng không phải sống màu mè giả tạo, lúc nào cũng khen tặng, ca ngợi nhau, nhưng phải biết cách khen cho đúng lúc, chê cho tế nhị để tránh cho nhau những sai lầm và đừng làm chạm tự ái của nhau. Trong xưng hô cần phải luôn sử dụng hai tiếng”Anh-Em”.Trong giao tế nên nói với nhau những lời xin lỗi, cám ơn, khen tặng...

5. Bàn tính với nhau trong công việc cũng như những chi tiêu mua bán. Tuyệt đối không bao giờ khinh chê, nhạo báng nghề nghiệp của chồng, và chồng cũng đừng cười nhạo khả năng nấu ăn của vợ.

6. Hòa hợp trong đời sống vợ chồng: Nghệ thuật sinh hoạt vợ chồng cần phải phù hợp với tâm lý, tính tình, đúng lúc hợp thời, phù hợp với đạo đức và nhân phẩm. Nghệ thuật tạo cảm hứng, gây hạnh phúc; nghệ thuật để tránh sự nhàm chán. Và hãy nói cho nhau một cách chân thành.

 

 
 
Nguồn : gxnl

home Mục lục Lưu trữ