Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 65
Tổng truy cập: 1338577
Bài giảng lễ an táng (5)
CHẾT TRONG CHÚA (Ga.14,13)
Có lẽ không một ngày nào mà chúng ta lại không thấy, hay là nghe nói đến cái chết. Cái chết đến với con người chúng ta bởi rất nhiều lý do : chết vì già yếu, bệnh tật, chết vì thiên tai, chết vì chiến tranh, chết vì tai nạn....vv. Nạn nhân của những cái chết ấy, có thể là những người hoàn toàn xa lạ với chúng ta, những người mà chúng ta chưa hề một lần gặp gỡ và có thể là cũng chưa hề bao giờ được nghe nói đến. Nhưng cũng có thể những người ấy lại là những người thân quen hay ruột thịt của chúng ta.
Tất cả những cái chết ấy, ít nhiều gì cũng đều làm cho chúng ta sợ hãi, bởi vì những cái chết đó như là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng, rồi đây cũng đến lần chúng ta phải chết. Bởi vì chết đối với con người là một sự thật đúng nhất, chắc chắn nhất.
Nhưng nếu như thế thì cuộc đời của chúng ta là vô nghĩa lắm phải không ?
Không, đối với người Kitô hữu chúng ta, chết không thể là điều được phép làm chúng ta sợ hãi. Bởi vì chết không phải là hết, chết cũng không phải là một sự tiêu diệt cuộc sống nhân sinh.
Thiên Chúa dựng nên con người, không lẽ Ngài tạo dựng nên chúng ta, rồi sau đó để chúng ta rơi vào quên lãng như thế ? Thánh Kinh cho chúng ta biết, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của những kẻ sống. Như thế thì chết không thể là đã chấm dứt tất cả được..
Đúng thế, với cái nhìn Đức Tin, chết chỉ là kết thúc cuộc sống lưu đầy, là sự giải thoát con người khỏi vòng cương toả của tội lỗi, để bước sang cuộc sống vĩnh cửu mà thôi.
Hiểu như thế thì chết không phải là một sự hủy diệt, môt sự phế bỏ mà chết chỉ là một sự biến đổi. Nó cũng giống như bao cuộc biến đổi khác mà chúng ta đã chứng kiến, chẳng hạn như sự biến đổi của hạt lúa để trở thành cây lúa hay như sự biến đổi của hoa để trở thành trái, hoặc sự biến đổi của con sâu để trở thành con bướm.
Chateaubriand , một nhà thơ nổi tiếng của Pháp, khi đề cập đến cái chết của người Kitô hữu đã nói :” Chính trong cái chết mà người Kitô hữu đã chiến thắng”.
Còn Victor Hugo, văn hào Pháp, thì lại quả quyết: “ chết không phải là đêm tối mà là ánh sáng”
Nhưng để cái chết là một chiến thắng chứ không phải là một thất bại, là ánh sáng chứ không phải là bóng tối thì cái chết của chúng ta phải là cái chết giống như cái chết mà sách Khải Huyền nói tới, đó là cái chết trong Chúa.(Kh.14,13)
Vậy thế nào là chết trong Chúa ?
Chết trong Chúa có nghĩa là nhờ ơn Chúa Kitô,Ngài đã làm chết đi cái chết ở trong ta.
Chết trong Chúa cũng còn có nghĩa là nghe theo tiếng Chúa Kitô mời gọi để đến thông phần vào niềm vui vô biên của Chúa.
“ Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào mà hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”
Chính vì thế mà chết không còn phải là một tai hoạ nữa, mà đó là một cuộc tuyên dương.
Hôm nay có thể nói là ngay tuyên dương của ........., chúng ta họp nhau ở đây để cầu xin Chúa cho ..... và cùng với...... chúng ta cảm tạ Chúa về việc Ngài tuyên dương......và đã mời..... vào hưởng sự vui mừng của Ngài.
Việc làm này của chúng ta không những làm hài lòng người đã ra đi, mà còn an ủi những người thân thương còn lại, để rồi đây, những người này cũng được ra đi “trong Chúa”
Vì thế, điều mà chúng ta cần cầu nguyện cho nhau là xin cho chúng ta được ra đi trong Chúa như người đã ra đi hôm nay. /.
CÁI CHẾT, LỜI MỜI GỌI CỦA NGÔN NGỮ TÌNH YÊU
Con người chúng ta xét theo khía cạnh sinh vật học, có thể định nghĩa là một động vật. Nhưng loại động vật này khác hẳn với những loại động vật khác là có trí khôn. Nhờ có trí khôn mà con người có tư tưởng. Và để phát biểu những tư tưởng ấy, con người có ngôn ngữ.
Có hai loại ngôn ngữ :
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng để cắt nghĩa để giải thích sự vật hay sự kiện. Thí dụ những nhóm từ như : Đồng hồ, Radio...vv. Đây là loại ngôn ngữ khoa học. Muốn hiểu những ngôn từ này, chúng ta chỉ cần tháo những thứ này ra là chúng ta sẽ hiểu thế nào là đồng hồ, thế nào là radio. Loại ngôn ngữ này không làm thay đổi con người chúng ta, nhưng nó giúp chúng ta giải thích chế ngự và làm chủ những gì chúng diễn tả.
Ngôn ngữ tình yêu. Đây là ngôn ngữ của sự liên lạc. Loại ngôn ngữ này có khả năng tạo ra trong con người chúng ta một tâm tình mới.
Thí dụ : một chàng thanh niên nói với một cô thiếu nữ rằng : “Anh yêu em”, thì những ngôn từ này có thể tạo ra cho cô thiếu nữ kia một tâm tình mới. Tâm tình đó có thể khiến cho cô kia chấp nhận, để rồi từ đó bắt đầu thiết lập một mối qua hệ. Nhưng tâm tình đó cũng có thể khiến cô kia từ chối.
Loại ngôn ngữ tình yêu này có khả năng tạo ra một trạng thái mới, chẳng hạn như trường hợp của Thánh Phanxicô Xaviê. Như chúng ta biết, Phanxicô là một thanh niên thuộc dòng dõi “trâm anh thế phiệt” Cả một tương lai huy hoàng đang mở ra trước mặt chàng thanh niên này : Nào là danh vọng chức quyền, nào là giầu sang phú quí... Thế như khi Phanxicô nghe được những ngôn từ của tình yêu được nói lên trong Thánh Kinh rằng : “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì ?” thì cậu thanh niên khôi ngô tuấn tú , với một tương lai sáng lạn kia, đã trở thành một nhà truyền giáo nhiệt thành, với một tương lai mà xét theo cái nhìn thường tình của con mắt trần, không có gì đáng lạc quan, nếu không muốn nói là đen tối.
Như vậy loại ngôn ngữ tình yêu có thể nói là một lời mời gọi, mời gọi chúng ta ra khỏi chính mình, ra khỏi tình trạng hiện thời để đi vào một trạng thái mới.
Loại ngôn ngữ này gặp rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, nhưng thường chỉ là những lời mời gọi từng phần riêng rẽ, gây nên những thay đổi từng phần và chúng ta có thể tự do đáp trả hay không đáp trả.
Thế nhưng có một lời mời gọi thuộc loại ngôn ngữ này, ảnh hưởng đến toàn thể con người chúng ta và chúng ta không thể nào không đáp trả - Tôi muốn nói đến cái chết.
Phải, cái chết quả là một ngôn ngữ của tình yêu, vì cái chết tạo ra cho chúng ta một sự liên lạc với thế giới bên kia, thế giới của vĩnh tồn. Cái chết cũng tạo ra cho chúng ta một tình trạng mới như thánh Phaolô đã quả quyết trong bức thư thứ nhất gởi cho giáo đoàn Corinthô.(1 Cor.9,35).
Như thế cái chết quả là một lời mời gọi của tình yêu và cái chết của... cũng chính là lời mời gọi đó.
Nói như thế hẳn có người cho rằng, đó là những lời an ủi có mục đích xoa dịu nỗi xót xa của những người thân thương của người chết. Nhưng thực ra không phải thế.
Chúng ta không phủ nhận nỗi xót xa khi bị mất người thân thương. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, những nỗi xót xa kia lại trở thành một điều kiện không thể thiếu được, để cho người thân yêu của chúng ta đạt tới một tình trạng mới.
Cái chết của ... ... ...là một dẫn chứng
Giờ này linh hồn của ... ... ... đã có được một mối quan hệ mới với Chúa cũng như đối với chúng ta. Linh hồn... ... ... cũng đã có được một trạng thái mới, không còn bị lệ thuộc vào thời gian và không gian nữa.
Chắc chắn rằng trong trạng thái mới này, linh hồn... ... ... vẫn còn những mối quan hệ mật thiết đối với những người thân thương, tuy hình thức của mối quan hệ đó có khác.
Và cũng chính vì mối quan hệ đó mà gia đình của ... ... ... và chúng ta đây, mới đến đây hợp nhau dâng lễ cầu nguyện cho... ... ...
Chúng ta cầu nguyện cho ... ... đạt được mức toàn hảo trong tình trạng mới, bởi vì khi còn sống, hẳn là ... ... ... đã không khỏi có những lỗi lầm, những thiếu sót. Chính những thứ này, làm cho tình trạng mới của ... ... .chưa được toàn hảo.
Nhưng những việc lành mà chúng ta làm, có khả năng giúp cho ... ... ... mau đạt tới tình trạng mới hoàn hảo. Chúng ta hãy rộng lòng đối với ... ..
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA KITÔ SỐNG LẠI, NỀN TẢNG CỦA NIỀM TIN KITÔ GIÁO (19/04/2025) .: ĐỨC GIÊSU ĐÃ SỐNG LẠI THẬT VÀ CÁC CUỘC ĐỔI ĐỜI (19/04/2025) .: NGÔI MỘ LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU HAY LÀ ĐIỂM CUỐI ? (19/04/2025) .: MARTHON (19/04/2025) .: GIOAN THẤY VÀ TIN (19/04/2025) .: SAO CÁC NGƯỜI TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT (19/04/2025) .: NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH ĐỔI MỚI ĐỜI TA (19/04/2025) .: MẶT TRỜI HÉ MỌC (19/04/2025) .: NGƯỜI ĐÃ TRỖI DẬY RỒI (19/04/2025) .: ÁNH LỬA PHỤC SINH (19/04/2025) .: CÁC NHÂN CHỨNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: NHỮNG BƯỚC CHÂN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH (19/04/2025) .: CHÚA GIÊSU KHAI SINH KỶ NGUYÊN MỚI (19/04/2025) .: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (19/04/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam