Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 57
Tổng truy cập: 1339169
7 dấu hiệu hôn nhân tan vỡ
7 Dấu Hiệu Hôn Nhân Tan Vỡ


Hôn nhân luôn cần được "chẩn bệnh" kịp thời trước khi sóng gió có thể đến. Vậy hãy nhanh chóng tìm mọi cách cải thiện và níu giữ cuộc hôn nhân của bạn trước khi nó có biểu hiện của 7 dấu hiệu nguy hiểm hàng đầu dưới đây.
1. Ngại “yêu”
Chuyện tình dục xét trên phương diện tình cảm không chỉ là sợi gắn kết giữa vợ và chồng gần nhau hơn, mà còn giúp thõa mãn cảm xúc của mỗi cá nhân. Vậy nếu bạn và bạn tình cảm thấy chán, ngại hay vì một lý do nào đó mà khước từ “chuyện chăn gối” thì sẽ là điều rất đáng lo.
Chính vì thế cả hai hãy cùng bàn bạn, chia sẻ và cảm thông nhau để tìm ra nguyên nhân tại sao các bạn cảm thấy chán nản mỗi khi nghĩ đến chuyện “yêu”.
Trường hợp nếu cả hai không thể tự giải quyết được, có thể tìm tới gặp các chuyên gia tư vấn sức khỏe tình dục để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
Xin nhắc lại với bạn, suy nghĩ hay thói quen ngại “yêu” chính là thủ phạm hàng đầu khiến cuộc hôn nhân của bạn đứng bên bờ vực thẳm.
2. Cả hai không còn là “bạn” tốt nhất của nhau
Vợ chồng hay còn được gọi bằng một cái tên khác là “bạn đời”, điều này có nghĩa là vợ hoặc chồng đều có vai trò như những người bạn thân thiết nhất của nhau. Hai người có thể cùng nhau chia sẻ mọi chuyện từ lớn nhất đến nhỏ nhất, và tình cảm vợ chồng chỉ có thể bền chặt và gắn bó lâu dài nếu giữa hai người không ai giữ những bí mật riêng cho riêng mình.
Cho nên nếu bạn hoặc người ấy cảm thấy không muốn chia sẻ cùng nhau bất cứ chuyện gì hay luôn tỏ ra muốn quay lưng lại với những gì người kia muốn tâm sự sẻ chia, điều đó thật sự là “báo động đỏ “cho cuộc hôn nhân của bạn.
3. Kết thân với một người khác giới khác
Vợ và chồng luôn được coi là những người bạn tri kỷ của nhau, sẽ cùng nhau vững bước trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu trên con đường vững bước ấy, bạn hoặc chồng/vợ của bạn lại tìm thấy được một người khác giới khác và cảm thấy họ có thể thay thế vị trí, vai trò của bạn đời thì chắc chắn cuộc hôn nhân của bạn sẽ không hạnh phúc.
Thay vì muốn sẻ chia, tâm sự cùng bạn, chồng/vợ của bạn lại tìm đến người khác để trút bầu tâm sự, thì kẻ thứ ba chính là mối đe dọa đến hạnh phúc gia đình của bạn.
4. Không thể giải quyết được vấn đề khúc mắc
Cuộc sống gia đình chỉ có thể thuận hòa và hạnh phúc khi cả hai cùng tâm đầu ý hợp và tìm mọi cách cùng hòa giải bất cứ vướng mắc nào đó cho hôn nhân.
Trái lại, trong trường hợp cả hai đều cảm thấy thật sự bế tắc trước một vấn đề nào đó giữa hai người, thì đó thực là “ung nhọt” đối với hạnh phúc gia đình bạn. Nếu cái ung, cái nhọt ấy không sớm được giải quyết thì nó có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, điều này đồng nghĩa rằng cuộc hôn nhân của các bạn cũng khó có thể níu kéo.
5. Không còn tôn trọng bạn đời
Tình yêu, tình cảm vợ chồng chỉ thật sự được xây dựng trên nền tảng cả hai phải biết tôn trọng lẫn nhau. Hơn thế nữa, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh và bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, chính bởi vậy nên việc cả hai biết tôn trọng lẫn nhau là điều càng cần thiết.
Hôn nhân chỉ bền vững và hạnh phúc khi hai bạn biết tôn trọng lẫn nhau, đừng nên nhất nhất phải đặt lợi ích cá nhân của mình lên hàng đầu, mà thay vào đó hãy nghĩ đến bạn đời và lợi ích của cả hai vợ chồng trước.
6. Bạn cảm thấy bất lực trong hôn nhân
Mỗi khi muốn giải quyết hay hóa giải một điều gì đó trong cuộc sống gia đình, bạn đều cảm thấy bất lực và tuyệt vọng.
Bạn biết cần phải làm điều gì đó nhưng không biết phải đi đâu, làm gì và làm như thế nào. Tất cả là một mớ hỗn độn và bạn luôn sống trong tình trạng cáu giận, mệt mỏi, chán chường, đau đớn và tuyệt vọng.
7. Bạn không muốn lắng nghe
Theo thống kê của các chuyên gia tâm lý, trong giao tiếp vai trò của việc nghe hiểu chiếm 80% trong khi nói chỉ chiếm có 20%. Điều này cũng lý giải tại sao cuộc hôn nhân của bạn sẽ dễ đứng bên bờ vực thẳm nếu bạn là người không muốn lắng nghe, cảm nhận và cùng chia sẻ với bạn đời.
Như trên đã nói, vợ chồng được ví như đôi bạn đời, vậy nên tình bạn đặc biệt ấy chỉ có thể vun đắp và bền chặt nếu cả hai biết lắng nghe và cùng chia sẻ mọi nỗi niềm với người kia.
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam