Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 26
Tổng truy cập: 1338904
"Cấm khẩu" vì bố mẹ bỏ nhau
Từ khi bố mẹ ly dị, bé Sóc (3 tuổi) ở Hoàng Mai, Hà Nội, không bao giờ nói câu gì với mọi người xung quanh. Trước đó, cô bé biết nói khá sớm, lúc chưa đầy tuổi và rất hoạt bát, hay hát, hay cười.
Gia đình Sóc vốn khá hạnh phúc. Bố là bác sĩ, mẹ là nhân viên kinh doanh với hai cô con gái xinh xắn, vui vẻ. Nhưng cách đây mấy tháng, bố Sóc phát hiện vợ ngoại tình rồi sau đó hai người ly hôn. Chị gái Sóc qua ở với bố, Sóc được mẹ đón về ở cùng chồng mới.
Từ đó, không ai trong gia đình còn thấy Sóc nói năng gì nữa. Cô bé có cái miệng chúm chím, hay hát ngọng nghịu, thường làm mặt xấu rồi cười giòn tan bỗng trở nên nhút nhát, hay khóc, hay dỗi và hầu như luôn cố tình làm sai lời yêu cầu của mẹ.
Thế nhưng, những lần đi chơi cùng bố hay được bố đến lớp đón, Sóc tỏ ra phấn chấn hẳn lên, bé lại chơi đùa, nghịch ngợm hay vuốt cằm, bá cổ bố cười khanh khách, nhưng vẫn không nói tiếng nào. Rồi mỗi lần mẹ đưa đi đâu ngang qua nhà bố, Sóc luôn chỉ tay và muốn kéo mẹ vào.
Cũng chịu hoàn cảnh bố mẹ mỗi người mỗi nơi, bé Tường, 5 tuổi (Thái Nguyên) được đưa tới phòng khám Tuna, phố Vọng, Hà Nội (chuyên về sàng lọc, tư vấn dự phòng các rối nhiễu tâm trí) trong dáng vẻ lầm lỳ, cáu kỉnh, nói năng lý nhí.
Người nhà em cho biết, ngày trước Tường cũng là đứa trẻ khá thông minh, nhanh nhẹn. Từ khi bố mẹ ly thân, em về ở với bố và hay tỏ ra cáu giận vô cớ, thường thu mình lại, không thích chơi với những trẻ khác hay người lớn. Không những thế, gương mặt Tường hay tỏ vẻ hốt hoảng, sợ sệt trước những điều bình thường xung quanh. Em rất thích được người thân ôm thật chặt.
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna, cho biết, tuy chưa thống kê cụ thể nhưng phần lớn các em được đưa đến điều trị về rối nhiễu tâm lý, trầm cảm đều có gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn.
Theo bà, khi bố mẹ chia tay, đứa trẻ thường cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình cảm, mang cảm giác tự ti và khó điều khiển được cảm xúc. Nhiều trẻ khi tiếp xúc với bác sĩ tỏ ra giận dữ hay gào khóc thật to.
"Dù thế nào thì sự chia ly của bố mẹ luôn ảnh hưởng rất lớn tới con cái nhưng ở mỗi lứa tuổi, mức độ, khía cạnh tác động của chuyện buồn này với các em lại khác nhau", tiến sĩ Bưởi phân tích. Khi còn nhỏ, trẻ dễ trầm cảm, lo âu, cảm thấy bị mất mát và thường có biểu hiện kém ăn, chán nản, có thể nôn, ra mồ hôi tay chân. Trẻ lớn hơn thường tỏ ra buồn chán, thất vọng, thấy cuộc sống vô nghĩa.
Đặc biệt, nếu sau khi bố mẹ xa nhau mà trẻ lại không hoặc ít nhận được sự quan tâm nữa thì các em dễ xuất hiện rối loạn tăng động giảm chú ý (với trẻ nhỏ) hay bỏ đi, trộm cắp, nói dối... (với trẻ lớn). Đôi khi trẻ cố tỏ ra như thế để kêu gọi sự chú ý của những người thân yêu nhất.
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi cho rằng, điều quan trọng nhất khi chữa trị cho trẻ bị rối loạn cảm xúc sau khi bố mẹ ly hôn là giúp các em bình ổn về tâm lý, qua tư vấn, qua các trò chơi, bài tập để giúp trẻ dần lấy lại sự tự tin, hòa nhập với cuộc sống và cảm nhận được tình yêu thường của mọi người.
Bác sĩ tâm lý Bưởi chia sẻ, ly hôn là chuyện của người lớn, đôi khi là việc bất khả kháng khi vợ chồng không thể chịu đựng được nhau nữa. Tuy nhiên, dù có không chung sống, họ cũng cần ý thức rằng con cái là của cải chung - thứ của cải quý giá nhất và không thể trao đổi được, hơn nữa lại rất dễ bị tổn thương, nên cần được cả hai trân trọng và dành cho những điều tốt đẹp nhất.
Để giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt của cuộc ly hôn với con, bố mẹ cần ứng xử thật văn hóa, nhân bản. Điều tối kỵ là vợ hoặc chồng nói xấu hay cố làm con xa lánh người kia. Hai người phải làm sao xây xựng cho trẻ niềm tin vào cuộc sống, giúp con luôn cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cả bố và mẹ, dù không cùng sống dưới một mái nhà. Với những cháu lớn hơn, bố hoặc mẹ - người trực tiếp chăm sóc con, ngoài việc dành thời gian quan tâm, cần hướng trẻ tới những hoạt động thể chất, cộng đồng bổ ích.
Từ đó, không ai trong gia đình còn thấy Sóc nói năng gì nữa. Cô bé có cái miệng chúm chím, hay hát ngọng nghịu, thường làm mặt xấu rồi cười giòn tan bỗng trở nên nhút nhát, hay khóc, hay dỗi và hầu như luôn cố tình làm sai lời yêu cầu của mẹ.
Thế nhưng, những lần đi chơi cùng bố hay được bố đến lớp đón, Sóc tỏ ra phấn chấn hẳn lên, bé lại chơi đùa, nghịch ngợm hay vuốt cằm, bá cổ bố cười khanh khách, nhưng vẫn không nói tiếng nào. Rồi mỗi lần mẹ đưa đi đâu ngang qua nhà bố, Sóc luôn chỉ tay và muốn kéo mẹ vào.
Cũng chịu hoàn cảnh bố mẹ mỗi người mỗi nơi, bé Tường, 5 tuổi (Thái Nguyên) được đưa tới phòng khám Tuna, phố Vọng, Hà Nội (chuyên về sàng lọc, tư vấn dự phòng các rối nhiễu tâm trí) trong dáng vẻ lầm lỳ, cáu kỉnh, nói năng lý nhí.
Người nhà em cho biết, ngày trước Tường cũng là đứa trẻ khá thông minh, nhanh nhẹn. Từ khi bố mẹ ly thân, em về ở với bố và hay tỏ ra cáu giận vô cớ, thường thu mình lại, không thích chơi với những trẻ khác hay người lớn. Không những thế, gương mặt Tường hay tỏ vẻ hốt hoảng, sợ sệt trước những điều bình thường xung quanh. Em rất thích được người thân ôm thật chặt.
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna, cho biết, tuy chưa thống kê cụ thể nhưng phần lớn các em được đưa đến điều trị về rối nhiễu tâm lý, trầm cảm đều có gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn.
Theo bà, khi bố mẹ chia tay, đứa trẻ thường cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình cảm, mang cảm giác tự ti và khó điều khiển được cảm xúc. Nhiều trẻ khi tiếp xúc với bác sĩ tỏ ra giận dữ hay gào khóc thật to.
"Dù thế nào thì sự chia ly của bố mẹ luôn ảnh hưởng rất lớn tới con cái nhưng ở mỗi lứa tuổi, mức độ, khía cạnh tác động của chuyện buồn này với các em lại khác nhau", tiến sĩ Bưởi phân tích. Khi còn nhỏ, trẻ dễ trầm cảm, lo âu, cảm thấy bị mất mát và thường có biểu hiện kém ăn, chán nản, có thể nôn, ra mồ hôi tay chân. Trẻ lớn hơn thường tỏ ra buồn chán, thất vọng, thấy cuộc sống vô nghĩa.
Đặc biệt, nếu sau khi bố mẹ xa nhau mà trẻ lại không hoặc ít nhận được sự quan tâm nữa thì các em dễ xuất hiện rối loạn tăng động giảm chú ý (với trẻ nhỏ) hay bỏ đi, trộm cắp, nói dối... (với trẻ lớn). Đôi khi trẻ cố tỏ ra như thế để kêu gọi sự chú ý của những người thân yêu nhất.
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi cho rằng, điều quan trọng nhất khi chữa trị cho trẻ bị rối loạn cảm xúc sau khi bố mẹ ly hôn là giúp các em bình ổn về tâm lý, qua tư vấn, qua các trò chơi, bài tập để giúp trẻ dần lấy lại sự tự tin, hòa nhập với cuộc sống và cảm nhận được tình yêu thường của mọi người.
Bác sĩ tâm lý Bưởi chia sẻ, ly hôn là chuyện của người lớn, đôi khi là việc bất khả kháng khi vợ chồng không thể chịu đựng được nhau nữa. Tuy nhiên, dù có không chung sống, họ cũng cần ý thức rằng con cái là của cải chung - thứ của cải quý giá nhất và không thể trao đổi được, hơn nữa lại rất dễ bị tổn thương, nên cần được cả hai trân trọng và dành cho những điều tốt đẹp nhất.
Để giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt của cuộc ly hôn với con, bố mẹ cần ứng xử thật văn hóa, nhân bản. Điều tối kỵ là vợ hoặc chồng nói xấu hay cố làm con xa lánh người kia. Hai người phải làm sao xây xựng cho trẻ niềm tin vào cuộc sống, giúp con luôn cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cả bố và mẹ, dù không cùng sống dưới một mái nhà. Với những cháu lớn hơn, bố hoặc mẹ - người trực tiếp chăm sóc con, ngoài việc dành thời gian quan tâm, cần hướng trẻ tới những hoạt động thể chất, cộng đồng bổ ích.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo VnExpress
Các tin khác
.: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 07 năm 2020 (13/07/2020) .: Tĩnh tâm giới Trẻ Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Chức Việc Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Thiếu Nhi Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Gia Trưởng Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Hiền Mẫu Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh tâm giới Cao Niên Tháng 06 năm 2020 (19/06/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Trẻ Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Chức Việc Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020) .: Tĩnh Tâm Giới Thiếu Nhi Tháng 02 Năm 2020 (10/02/2020)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam